image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 119
  • Hôm nay: 3,049
  • Trong tuần: 16,532
  • Tất cả: 3,776,271
Đổi mới PPDH thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên trên nghiên cứu bài học
Lượt xem: 172
Đổi mới PPDH thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên trên nghiên cứu bài học tuy theo hướng tiếp cận mới nhưng có nhiều ưu điểm so với sinh hoạt chuyên môn và hoạt động dự giờ truyền thống. 

Tuy nhiên, đề thực hiện được và có hiệu quả vấn đề này là một quá trình lâu dài, khó khăn. Điều quan trọng trước hết là giáo viên phải nâng cao nhận thức về sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, các tổ chuyên môn từng bước và thường xuyên tổ chức hoạt động này để góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả giờ dạy, giờ học và chất lượng giáo dục.

Sinh hoạt chuyên môn dựa trên trên nghiên cứu bài học phải thực hiện đầy các bước: Chuẩn bị bài học minh họa, tiến hành bài học minh họa và dự giờ, suy ngẫm và thảo luận bài học minh họa, áp dụng vào các bài học hằng ngày.

Chuẩn bị bài học minh họa cần khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng kí bài học để dạy minh họa. Nếu không có giáo viên tự nguyện thì tổ trưởng lựa chọn giáo viên, bài học và dạy minh họa. Các giáo viên trong tổ cần được cử quay vòng, để lần lượt ai cũng được dạy minh họa.

Yêu cầu tất cả giáo viên cùng dạy bộ môn ở một khối lớp (có thể giáo viên cùng dạy bộ môn khác khối) tham gia và phối hợp với nhau khi soạn bài và thực hiện bài dạy minh họa. Đối với những giáo viên còn tự ti, nên giúp đỡ và hỗ trợ trực tiếp.

Bài học minh họa phải thể hiện tính sáng tạo, áp dụng các PPDH và kiểm tra đánh mới để cùng nghiên cứu thông qua dự giờ, thảo luận và suy ngẫm. Nên tôn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạo của giáo viên khi soạn bài với ý tưởng mới. Các giáo viên cùng bộ môn trong tổ, nhất là giáo viên cùng dạy khối lớp phải chủ động tìm tòi, sáng tạo, tự đọc, tự học và nghiên cứu tài liệu khi chuẩn bị bài học minh họa và áp dụng vào việc dạy học hằng ngày. Tuy nhiên, nên xem xét sự sáng tạo đó có phù hợp với việc học của học sinh hay không và đem lại hiệu quả như thế nào.

Thực hiện bài học minh họa và dự giờ. Tiến hành bài học minh họa và dự giờ là bước để giáo viên dạy minh họa tiến hành bài học và các giáo viên khác dự giờ, thu thập thông tin để chuẩn bị cho suy ngẫm, thảo luận và chia sẻ. Khác với dự giờ thông thường là tập trung vào các hoạt động của giáo viên mà kết hợp quan sát cả hoạt động của giáo viên và tập trung vào việc học tập của học sinh. Nếu không thực hiện nguyên tắc này sẽ không đủ thông tin để suy ngẫm và chia sẽ Quan sát học sinh về thái độ, hành vi, lời nói, sự quan tâm của học sinh với bài học, mối quan hệ giữa các em học sinh, ý kiến, việc làm và sản phẩm học tập vv Từ đó, giáo viên có cái nhìn toàn cảnh, phong phú và rõ nét hơn về tất cả các vấn đề liên quan đến việc dạy và việc học và các cách giải quyết chúng.

Suy ngẫm và thảo luận về bài học minh họa. Suy ngẫm và chia sẽ ý kiến của các giáo viên về bài học minh họa sau khi dự giờ là đặc biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa nhất trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả trong sinh hoạt chuyên môn. Điều quan trọng là các giáo viên phải có tinh thần cộng tác, xây dựng và vai trò của người chủ trì. Suy ngẫm khác đánh giá ở chỗ không có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nào. Suy ngẫm là phán đoán về thực tế vừa xảy ra trong dự giờ và đã từng xảy ra đối với bản thân người dự giờ. Khi suy ngẫm và chia sẽ, cần đảm bảo ai cũng có ý kiến riêng, cụ thể, không xếp loại giờ dạy, không phê bình hoặc chỉ trích giáo viên và học sinh, bởi vì giờ dạy là sản phẩm chung của mọi người chứ không phải của riêng giáo viên dạy minh họa. Khi thảo luận, giáo viên phải lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau khi thảo luận, đặt mình vào hoàn cảnh của giáo viên dạy minh họa, đồng cảm với khó khăn và chia sẽ những thành công của giáo viên dạy minh họa. Không nên quân tâm đến các tiêu chuẩn của một giờ dạy truyền thống như thời gian (chúng ta thường gọi là cháy giáo án, chưa đủ nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp). Điều quan tâm là thực tế việc học tập của học sinh với ý định tiến hành của giáo viên dạy minh họa. Trong thực tế, không bao giờ có giờ dạy hoàn hảo, xét cho cùng giờ dạy chính là giờ học dành cho học sinh, không phải dành cho giáo viên.

Tiến trình tổ chức suy ngẫm và thảo luận về bài học minh họa. Giáo viên dạy minh họa chia sẽ ý định tiến hành bài học và cảm nhận sau bài học, chủ yếu tập trung vào những thành công và những điểm còn thấy khó khăn, băn khoăn. Chia sẽ ý kiến giữa các giáo viên dự giờ: Việc chia sẽ ý kiến trên cơ sở các ý định thể hiện trong bài học minh họa và thực tế những gì đã xảy ra trong giờ học của giáo viên dạy minh họa. Người dự giờ cần suy ngẫm, chia sẽ trên các cơ sở sau: kết cấu và tiến trình bài học: Bài học có những gì mới, sáng tạo ? có bao nhiêu hoạt động chính? Số lượng và thứ tự các hoạt động và nội dung học tập đó có phù hợp với việc học của học sinh hay không? Việc học tập của học sinh có phù hợp, có ý nghĩa khi thực thi ý định mới của giáo viên hay không? Học sinh có hứng thú, theo kịp tiến độ bài học và hiểu bài hay không? Việc học tập của học sinh: Sự tham gia của học sinh vào bài học thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm; lời nói, cách diễn đạt, trình bày, sản phẩm học tập của học sinh như thế nào; khi nào học sinh gặp khó khăn (không hiểu, không trả lời hoặc trả lời sai, tại sao lại như vậy? làm thế nào để giải quyết khó khăn đó ? Học sinh đã thành công hay thất bại trong học tập như thế nào? Các mối quan hệ và ứng xử của giáo viên: Học sinh có thái độ, phản ứng như thế nào trước giáo viên, bạn học, đồ dùng giảng dạy, sách giáo khoa, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập do giáo viên đưa ra ? Giáo viên đã xử lý những tình huống nảy sinh trong giờ dạy như thế nào? Tính cô đọng và ý nghĩa của bài học: Nội dung học tập nào (bài tập, hoạt động, câu hỏi) có ý nghĩa hoặc không cần thiết đối với học sinh? vì sao? Áp dụng cách làm mới, sáng tạo sẽ gặp khó khăn gì về thời gian, nên lượt bớt, xác định trọng tâm như thế nào? Hoạt động nào cần thêm bớt thời gian để phù hợp với việc học của học sinh?

Tác giả: Mỹ Hạnh
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image