image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 211
  • Hôm nay: 3,143
  • Trong tuần: 16,626
  • Tất cả: 3,776,365
Đổi mới phương pháp dạy học từ hình thức sân khấu hoá tác phẩm văn học
Lượt xem: 333
Với phương châm tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với nhu cầu thực tế của học sinh, vừa qua, Tổ Ngữ văn Trường THPT Thới Bình tổ chức ngoại  khóa “sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian”

Sân khấu hóa tác phẩm Văn học dân gian là một chuyên đề nằm trong môn Ngữ văn 10, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tổ chức ngoại  khóa “sân khấu hóa các tác phẩm văn học dân gian”không chỉ là một dự án phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn mà còn hướng đến chuyện rèn luyện các kỹ năng tổ chức sự kiện, làm việc nhóm… cho học sinh. Tham gia hoạt động này, học sinh của từng lớp được lựa chọn những tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn học trong chương trình giảng dạy để nghiên cứu, chuyển thể sang hình thức sân khấu hóa. Thông qua hình thức trình diễn, các tác phẩm văn học dường như sống động và hấp dẫn hơn so với những giờ giảng trên lớp. Các em học sinh được dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm, tính cách nhân vật, từ đó “nhập vai” sao cho sát nhất với nội dung của tác phẩm văn học.

Cô giáo Nguyễn Bích Thuỳ, Phó tổ trưởng tổ chuyên môn Ngữ văn giáo viên trường THPT Thới Bình cho biết: “Đây là một hình thức mới trong thực hiện định hướng dạy học phát triển năng lực của học sinh. Thông qua hình thức sân khấu hóa đã đưa những tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn học đến gần hơn với các em học sinh; giúp các em có thể đồng sáng tạo với nhà văn và tạo ra sân chơi bổ ích cho các em học sinh; làm cho những tiết học văn thú vị, hấp dẫn hơn rất nhiều”.

Theo cô Thuỳ, phương pháp này giúp học sinh chủ động tiếp cận văn bản, thâm nhập vào thế giới của tác phẩm để cảm nhận về các nhân vật và chi tiết trong tác phẩm sau đó tái hiện trên sân khấu lớp học. Ngoài ra học sinh còn được tự mình sáng tạo trong cách diễn xuất làm sao để diễn tả được sâu sắc tính cách, nội tâm của nhân vật mình đóng vai. Với những học sinh không tham gia diễn xuất cũng cần đọc văn bản thật kĩ và cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm để đối chiếu với hình ảnh nhân vật được tái hiện trên sân khấu lớp học và đưa ra nhận xét của mình. Từ đó, các tiết học ngoại khóa theo hình thức sân khấu đã thực sự tạo được hứng thú cho đại đa số học sinh để các em học tập có hiệu quả. Phương pháp học này cũng góp phần xây dựng ở các bạn học sinh thói quen đọc sách đề hiểu tác phẩm nhiều hơn.

anh tin bai

Trích đoạn trong tác phẩm  "Bác Ba Phi"

Cô Lê Minh Huệ, phó hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình cho biết “Để việc “sân khấu hóa các tác phẩm văn học” có hiệu quả thiết thực, nhà trường đã phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên Ngữ văn. Các thầy cô đóng vai trò cốt lõi trong xác định mục đích, nội dung và phương pháp; xác định cách thức sân khấu hóa (kịch, hát, múa); lựa chọn tác phẩm, xác định phân đoạn và nhân vật rồi dự kiến kế hoạch. Việc lựa chọn tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn học để đưa lên sân khấu cần có sự chọn lọc để bảo đảm tính giáo dục, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh; và nhất là  hạn chế những tình huống “nhạy cảm”, những chi tiết có nguy cơ hiểu lệch lạc, hiểu không đúng... Sau khi được phê duyệt, giáo viên cùng học trò tổ chức thực hiện trên cơ sở thực tế của lớp, chọn cách làm phù hợp, tránh lãng phí thời gian, công sức, chi phí. Tổ chức các buổi học ngoại khóa sân khấu hóa tác phẩm ngữ văn cũng được thực hiện có chọn lọc, tránh làm theo phong trào, dàn trải.

Thực tế cho thấy, quá trình nhập vai vào nhân vật, các em học sinh cũng gặp không ít khó khăn, đôi khi còn có sự mâu thuẫn giữa tính cách của học sinh với tính cách của nhân vật; điều này thường làm cho các em không hiểu hết được đặc điểm của nhân vật. Khi đó, học sinh sẽ trao đổi, thảo luận với giáo viên. Quá trình này cũng giúp các em hiểu rõ hơn về nhân vật của mình tái hiện, đây cũng là một lần khắc sâu kiến thức rất hiệu quả. Cùng với đó, phương pháp “sân khấu hóa tác phẩm văn học” cũng làm tăng tính đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Các em biết tự phân công nhiệm vụ, có trách nhiệm với mỗi phần việc được giao; từ đó hình thành thói quen làm việc theo nhóm.

Tác giả: Hà Quế
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image