image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 213
  • Hôm nay: 3,145
  • Trong tuần: 16,628
  • Tất cả: 3,776,367
Đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Lượt xem: 204
Để con người phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi giáo dục cần hướng tới hình thành, phát triển cho học sinh những năng lực và phẩm chất cơ bản như: Năng lực sáng tạo, phát hiện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm... Phương pháp dạy học tích cực là giải pháp để đạt được những mục tiêu trên.

Phương pháp dạy tích cực lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề. Hay nói cách khác, ở Phương pháp dạy tích cực, giáo viên chỉ truyền đạt một lượng kiến thức nhất định, theo su hướng chỉ thông qua những dẫn dắt sơ khai để kích thích học sinh tìm tòi và khám phá kiến thức. Khi áp dụng các Phương pháp dạy tích cực, hoạt động học của học sinh là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động, phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt, có sự nhiệt tình, tâm huyết cao…

Để áp dụng thành công các Phương pháp dạy tích cực đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên phải có chuyên môn, trình độ sư phạm cao mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

anh tin bai

Trải qua quá trình tự lực tìm tòi đó, học sinh được rèn luyện và tự mình tìm ra cách học để đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ học theo hướng tích cực mà các em ghi nhớ sâu kiến thức bởi vì chỉ khi người học được tự khám phá kiến thức, tự học, tự làm thì kiến thức mới trở thành tri thức của người học.

Bên cạnh đó, Phương pháp dạy tích cực đòi hỏi học sinh phải biết hợp tác, phối hợp với nhau, thông qua trao đổi, làm việc nhóm để kiến tạo tri thức, tìm ra phương pháp học tập tốt nhất. Qua đó, giúp các em hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác”.

Qua thực tế cho thấy, Phương pháp dạy tích cực đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các nhà trường, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

 

Tác giả: Mỹ Hạnh
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image