image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 248
  • Hôm nay: 3,367
  • Trong tuần: 16,850
  • Tất cả: 3,776,589
Ngăn chặn bạo lực học đường
Lượt xem: 322
Vụ nữ sinh đánh bạn trong lớp ở Trường THCS Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi vừa qua gây xôn xao dư luận, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh bảo về tình trạng bạo lực trong học đường đang có nguy cơ gia tăng. Và hậu quả mà nó gây ra đang ngày càng nghiêm trọng.

Trở lại vụ nữ học sinh đánh bạn ở Đầm Dơi, trước hết chúng ta cần thấy rằng người tham gia đánh và nạn nhân cùng là học sinh. Các em đang ở tuổi mới lớn; thích thể hiện cái tôi cá nhân nhưng lại nóng nảy, bộp chộp, dễ kích động. Suy nghĩ lại thiếu chín chắn. Chỉ cần một va chạm nhỏ. Một cái liếc mắt. Hay một lời nói vô tình cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn. Và để giải quyết, các em thường chọn hình thức tiêu cực là đánh nhau mà không lường được hậu quả.

Do đó, để ngăn chặn bạo lực học đường thì vai trò của gia đình và nhà trường là hết sức quan trọng. Rất nhiều học sinh khi bị bạn đe dọa, thậm chí là đánh đập đã không dám nói thật với gia đình vì các em sợ bị bố mẹ la mắng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường tiếp diễn.

Về phía học sinh cần phải nghiêm chỉnh Chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học, tránh xa các nhân tố bạo lực trong môi trường xung quanh. Học sinh nên học cách kiềm chế cảm xúc để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng không đáng có; tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

Nhà trường và đội ngũ giáo viên cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo và đưa bộ môn giảng dạy kỹ năng sống vào chương trình giáo dục; tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao tại sân trường hay các chương trình tình nguyện đem lại giá trị cho xã hội để học sinh, sinh viên tham gia; phối hợp với bộ phận công an tổ chức nhiều buổi tọa đàm, truyền đạt các kiến thức về bạo lực học đường và các phòng tránh. Đồng thời, song hành việc dạy kiến thức, nhà trường cần tăng cường hơn nữa giáo dục đạo đức cho các em. Dạy cho các em sống có ý thức, trách nhiệm, biết yêu thương và sẻ chia…

Trong môi trường gia đình các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm đến trẻ và nên dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ để trẻ có sự cảm nhận từ tình cảm của người thân tạo một môi trường sống lành mạnh. Đồng thời gia đình nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

 

Tác giả: Mỹ Hạnh