image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 122
  • Hôm nay: 3,052
  • Trong tuần: 16,535
  • Tất cả: 3,776,274
Khởi sắc giáo dục tiểu học
Lượt xem: 759
Trong những năm qua, bên cạnh việc củng cố, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống trường lớp, bậc tiểu học của ngành giáo dục Cà Mau còn triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Theo đó, chất lượng ở bậc học này đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần lớn vào công tác hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ năm học của toàn ngành.  

Trong thời gian quan, bậc tiểu học tiếp tục triển khai mở rộng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) cấp tiểu học để làm tiền đề triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam cấp THCS; áp dụng dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục ở các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện của nhà trường; đẩy mạnh đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh; dạy học thông qua di sản; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; chỉ đạo triển khai tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong các trường tiểu học. Việc thực hiện thí điểm chương trình Công nghệ giáo dục, mô hình trường học Việt Nam, chương trình đảm bảo chất lượng trường học được cha mẹ học sinh và xã hội đồng tình, đánh giá cao tạo nên dư luận tốt trong đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Triển khai thí điểm phương pháp "Bàn tay nặn bột" tại trường tiểu học, học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, thích thú khi được thực hành khám phá, nắm bắt kiến thức một cách vững chắc qua thực nghiệm khoa học. Tiếp tục triển khai thí điểm dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học”, tổ chức tập huấn đến các Phòng GD&ĐT để mở rộng tại các trường tiểu học trong năm học theo tinh thần tự nguyện. Tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học có điều kiện về giáo viên và CSVC dạy học ngoại ngữ theo Đề án dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 của Bộ GD&ĐT cho học sinh lớp 3, lớp 4 và dạy cuốn chiếu lớp 5 theo chương trình tự chọn.

Trong học kỳ I, ngành giáo dục Cà Mau đã thực hiện tốt về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật học hòa nhập ở các trường tiểu học nói chung và trong trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh nói riêng. Các trường tiểu học ở thành phố và ở các thị trấn đã tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ lang thang, cơ nhỡ với kế hoạch dạy học và thời khóa biểu phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương. Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (chủ yếu là học sinh người Khmer) được quan tâm đúng mức, số học sinh này hiện đang học hòa nhập ở các trường tiểu học. Mặt khác, việc quản lý và tổ chức dạy học các lớp ghép ở những địa bàn khó khăn của các huyện cũng đã được tổ chức thực hiện khá tốt.

Về chất lượng dạy học, các trường tiểu học đã thực hiện đúng nội dung, chương trình, sách giáo khoa các môn học, đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT. Từ đó, góp phần cho công tác PCGDTH, PCGDTHĐĐT được duy trì, củng cố và phát triển mang tính bền vững. Qua kiểm tra, hầu hết giáo viên đều dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đã có sự đổi mới về phương pháp dạy học, nắm chắc yêu cầu trọng tâm bài dạy, phát huy được tính tích cực của học sinh.

Công tác quản lí trường học không ngừng được cải tiến, việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học không ngừng được tăng cường, đảm bảo các hoạt động giáo dục được tiến hành đồng bộ có hiệu quả.

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy và học theo chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn giảm tải và đánh giá học sinh theo Thông tư 30/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, việc thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa giáo dục, dân chủ hóa trường học và đa dạng hóa trường lớp đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong việc giáo dục học sinh và tăng cường các điều kiện hoạt động giáo dục của ngành.

Tác giả: Mỹ Hạnh