image banner
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)
Thống kê truy cập
  • Đang online: 245
  • Hôm nay: 3,349
  • Trong tuần: 16,833
  • Tất cả: 3,776,572
Tiếp nhận kết quả triển khai ứng dụng Đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục"
Lượt xem: 398

Ứng dụng Đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục".

Ở bất kỳ quốc gia nào, chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu của hệ thống GD quốc dân. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng GD, ngoài việc chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, tăng cường đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng như đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính,... thì hoạt động đánh giá chất lượng GD, KĐCL ngày càng quan tâm. Ở Việt Nam, cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành khá đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để các địa phương, đơn vị triển khai nhằm nâng cao chất lượng GD. Mới nhất là Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về KĐCL GD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Phát triển GD vùng DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu công bằng xã hội góp phần nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương có đông đồng bào người dân tộc sinh sống. Tại khoản 2 điều 10 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc: “Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường PTDTNT, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm GD thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị ĐH; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc ĐH cho con em các DTTS để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.

KĐCL GD nhằm xác định cơ sở GD đạt mức đáp ứng mục tiêu GD trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan QL nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường; để cơ quan QL nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt KĐCL GD.

Các trường PTDTNT trong tỉnh Cà Mau là loại hình trường chuyên biệt thuộc GD phổ thông có nhiệm vụ nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, đặc biệt là nhân lực trình độ cao cho đồng bào người dân tộc. Một trong những đặc thù của GD phổ thông tỉnh Cà Mau là GD đối với HS người DTTS, môi trường sống của người DTTS là chủ yếu… Trong những năm qua, chất lượng GD của các trường PTDTNT trong tỉnh Cà Mau có sự chuyển biến nhưng vẫn còn thấp so với các trường phổ thông trong tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD trong bối cảnh hiện nay, nhiều tiêu chuẩn đánh giá chất lượng theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chưa đạt hoặc có đạt thì chỉ ở mức I, cụ thể: Về tổ chức và QL ở các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau; về đội ngũ nhà giáo, CBQL, nhân viên và HS các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau; về cơ sở vật chất, thiết bị của các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau; về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau; về hoạt động GD và kết quả GD của các trường PTDTNT tỉnh Cà Mau.

Tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng hoạt động GD của các trường PTDTNT trong tỉnh Cà Mau có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng GD của nhà trường trong bối cảnh đổi mới GD, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng với yêu cầu thực hiện chương trình GD phổ thông mới. Nếu tìm ra những giải pháp hợp lý sẽ từng bước nâng cao chất lượng GD của các trường PTDTNT trong tỉnh Cà Mau ngang tầm với chất lượng GD của các trường phổ thông trong tỉnh, trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chất lượng GD của các trường PTDTNT trong tỉnh Cà Mau được nâng cao sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra: nâng cao trình độ dân trí của người DTTS, cải thiện môi trường sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho con em người DTTS được đào tạo đa ngành ở bậc ĐH đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đây sẽ là một trong những điều kiện then chốt thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Với những lý do trên, đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng GD ở các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới GD”  là cần thiết và cách bách hiện nay.

* Kết quả các giải pháp và việc triển khai ứng dung:

- Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các Trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục đảm bảo được tính hệ thống, khoa học, chặt chẽ, mang ý nghĩa hết sức hữu ích cho công tác quản lý giáo dục. Hệ thống các giải pháp đảm bảo tính khoa học theo nguyên tắt quản lý là cơ sở để thực hiện đổi mới GD&ĐT hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các Trường PTDTNT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Cà Mau.

- Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các Trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục giúp tăng cường được hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục tỉnh Cà Mau nói chung, các Trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh; tiết kiệm được chi phí, thời gian để tìm tòi các giải pháp có khả thi.

- Đề tài đã triển khai ứng dụng tại Sở GD&ĐT và các Trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh (Trường PTDTNT tỉnh và Trường PTDTNT THCS Danh Thị Tươi), bước đầu đã nâng cao được hiệu quả quản lý của Sở GD&ĐT đối với các Trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các Trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh, giúp cho các chủ thể Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược về nâng cao chất lượng GD ở các trường PTDTNT. Đồng thời, ngành GD chủ động hơn về chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục những hạn chế về công tác chuyên môn ở các trường PTDTNT.

- Chất lượng giáo dục tốt, năng lực, kết quả học tập của học sinh sẽ được cải thiện và nâng cao góp phần đạt mục tiêu nâng cao dân trí vùng dân tộc của Đảng ta, tạo điều kiện thuận lợi cho con em người dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau được tham gia học tập ở các trường cao đẳng, đại học có cơ hội việc làm tốt hơn, cống hiến cho quê hương đất nước, tạo được sự công bằng trong xã hội, bình đẳng trong giáo dục. Trình độ dân trí được nâng cao, điều kiện sống của người dân tộc được nâng lên góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Định hướng trong thời gian tới để có thể tiếp tục triển khai, nhân rộng đề tài:

          - Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động GD và công tác QL các trường PTDTNT đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng GD.

          - Quy hoạch và phát triển đội ngũ nhân lực cho trường PTDTNT mang tính chiến lược cao, tạo môi trường để CBQL, GV, nhân viên phát triển và sử dụng tối đa năng lực của mình.

- Quan tâm đến công tác tuyển sinh và QL HS, vừa đảm bảo tuyển sinh theo địa bàn và thành phần dân tộc; quan tâm tới các dân tộc rất ít người và tuyển HS dân tộc Kinh đủ tiêu chuẩn theo quy định; có kế hoạch QL, theo dõi HS PTDTNT sau khi ra trường.

          - Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động GD và nuôi dưỡng, tạo chuyển biến chất lượng dạy học của trường; tăng cường QL chuyên môn; tổ chức và QL tốt hoạt động nội trú, nuôi dưỡng HS, hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với tính chất đặc thù của nhà trường và điều kiện của địa phương.

- Tham mưu đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ riêng cho hệ thống trường PTDTNT tỉnh Cà Mau như: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, cho HS nội trú, đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và mở rộng đối tượng tuyển sinh. Cần có chính sách hỗ trợ về kinh phí hàng tháng cho các em học sinh Dân tộc thiểu số để cải thiện thêm bữa ăn vì mức hỗ trợ hiện nay rất thấp dưới 40.000 đồng/ HS/ ngày.

- Tham mưu chính sách đặc thù theo tình hình địa phương để thu hút GV (kể cả GV dạy tiếng Khmer) có chuyên môn tốt, tâm huyết về công tác ở các trường PTDTNT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GD của các trường PTDTNT.

* Những trăn trở trong quá trình tham gia nghiên cứu, tiếp nhận kết quả nghiên cứu, triển khai ứng dụng nhân rộng:

- Lĩnh vực nghiên cứu về khoa học giáo dục thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nội dung nghiên cứu chủ yếu về thực trạng và lý luận nhiều, kết quả nghiên cứu khó kiểm chứng, khó triển khai; chủ yếu tập trung triển khai thực hiện kết quả nghiên cứu là các giải pháp đề ra mà hiệu quả mang lại rất khó đánh giá.

- Việc đánh giá về thực trạng về một nội dung, hoạt động giáo dục cần phải có nhiều thời gian; tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của các thành viên chủ yếu tham gia kiêm nhiệm phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nên không có nhiều thời gian để nghiên cứu.

Việc triển khai ứng dụng nhân rộng đề tài đã có sự quan tâm của ngành nhưng nội dung vận dụng vào thực tế chủ yếu là lý luận nên việc ứng dụng vào một hoạt động thực tế ở đơn vị cũng khó khăn.

Như vậy, việc triển khai ứng dụng nhân rộng đề tài đã có sự quan tâm của đơn vị chủ trì nhưng nội dung kết quả nghiên cứu có nội dung còn chung chung nên ứng dụng vào thực tế tại một tình huống cụ thể rất khó, nhất là đối với lĩnh vực khoa học giáo dục.

 

Tác giả: Lê Hoàng Dự